VÌ SAO TRẺ TIẾP THU KIẾN THỨC NHANH HƠN NGƯỜI LỚN?

Hầu hết, trẻ nhỏ có thể dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ và học được lượng kiến thức khổng lồ trong những năm đầu đời. Bnaj có thắc mắc tại sao lại như vậy không? Hãy cùng BEYOU VIỆT NAM tìm hiểu xem Tại sao trẻ tiếp thu nhanh hơn người lớn nhé!

Các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi: Tại sao trẻ có khả năng này?


“Chìa Khóa” Của Việc Tiếp Thu Nhanh
Theo các nhà khoa học, trẻ em có khả năng phát triển những kỹ năng mới một cách nhanh chóng. Trẻ đồng thời học cách định hướng hiệu quả trong một thế giới xa lạ và mới mẻ đối với chúng.
Ngược lại, người lớn có thể mất nhiều năm để học một ngôn ngữ mới hoặc nắm vững một số yếu tố nhất định của toán học, nếu muốn hoàn toàn làm được. Vậy, tại sao trẻ em có thể học nhanh? Hiện tượng này chỉ đơn giản là một điều diễn ra tự nhiên, hay bộ não một đứa trẻ có khả năng tiếp nhận thông tin mới tốt hơn của người lớn?

New technology is helping islanders with Parkinson's | Ravenscroft

 
Bà Debbie Ravenscroft - giảng viên nghiên cứu về thời thơ ấu tại Trường Đại học Chester ở Vương quốc Anh - cho biết: Mọi người thường cho rằng, “trẻ em giống như bọt biển” và có khả năng kỳ diệu để học các kỹ năng mới nhanh hơn người lớn.


Tuy nhiên, có một số quan niệm sai lầm ở đây. Sự phát triển nhận thức của một đứa trẻ liên quan đến tuổi tác. Theo lẽ tự nhiên, trẻ em thể hiện kém hơn so với các bạn lớn trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, có những lúc trẻ nhỏ lại mang lợi thế và điều này tập trung vào những năm đầu đời của chúng.

Học không áp lực sẽ giúp con của bạn tiếp thu tốt hơn - Học Tốt Blog


Lợi thế này phần lớn là do tính dẻo dai của thần kinh. Điều đó có nghĩa là khả năng của bộ não hình thành và thay đổi các kết nối, đường dẫn cũng như hệ thống thần kinh dựa trên kinh nghiệm.
Sự dẻo dai của thần kinh là thứ mang lại cho trẻ khả năng học hỏi. Thậm chí, trẻ cũng có thể tiếp nhận các thói quen, nền nếp và hành động một cách nhanh chóng. Khả năng này diễn ra liên tục và nhanh nhất trước sinh nhật lần thứ năm của trẻ.


“Khả năng học hỏi nhanh chóng có liên quan đến một số lĩnh vực, bao gồm tính linh hoạt, trải nghiệm mà trẻ có với người lớn, môi trường và động lực khám phá sinh học của chúng. Thời thơ ấu là khi trẻ em dành thời gian để bắt kịp những khả năng phức tạp hơn của người lớn” - nhà nghiên cứu Ravenscroft cho biết.


Đặc biệt, theo chuyên gia này, tiếp thu ngôn ngữ là một lĩnh vực mà trẻ em thường có lợi thế rất lớn so với người lớn. Hiện tượng này phần lớn là do trẻ sơ sinh có thể điều chỉnh nhịp điệu và âm thanh được sử dụng trong ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng.
Từ đó, trẻ có thể sở hữu khả năng nói thành thạo và trôi chảy khi lên bốn tuổi. Bà Ravenscroft cho biết, khả năng này có thể giúp trẻ học ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba một cách dễ dàng.

Trẻ nói lắp và lời khuyên từ Chuyên gia ngôn ngữ – Trung tâm Ngôn Ngữ  Vintalk

Trẻ Vẫn Cần Được Hỗ Trợ


Bà Ravenscroft cho biết: "Điều cần thiết là thời gian để trẻ em xử lý và tiếp nhận kiến thức cũng như học tập kiến thức mới. Trong nỗ lực tăng tốc độ học tập của trẻ em, chúng ta có thể mắc lỗi vội vàng. Một môi trường thúc đẩy tốc độ học tập của trẻ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các bé để phát triển niềm yêu thích tương tác với mọi người và địa điểm. Đồng thời, giúp trẻ tham gia vào quá trình học tập tích cực."

Một công trình nghiên cứu được xuất bản vào tháng 4/2022 trên tạp chí Perspectives on Psychological Science đã chỉ ra rằng:

“Trẻ sơ sinh được sinh ra đã nhìn và nghe thông tin ngôn ngữ mà trẻ lớn hơn và người lớn bỏ lỡ. Tuy nhiên, trẻ sẽ mất khả năng này sau nhiều kinh nghiệm trong môi trường của họ”.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh có thể phân biệt âm thanh lời nói và âm điệu được sử dụng trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Điều đó khiến trẻ cởi mở với mọi nguồn thông tin đầu vào, bất kể chúng được sinh ra trong môi trường ngôn ngữ nào.
Với việc tiếp thu ngôn ngữ, thời gian là một biến số quan trọng.

Mách mẹ 5 mẹo dạy bé nói năng lưu loát và logic • KidsUP Việt Nam

Nhà nghiên cứu Ravenscroft cho biết: “Ví dụ, nếu một đứa trẻ không được tiếp xúc với một số khía cạnh âm thanh nhất định của ngôn ngữ ở tuổi dậy thì, chúng sẽ không thể phân biệt được”.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, từ sơ sinh đến tuổi dậy thì, trẻ em có khả năng học ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả nhờ cả tính linh hoạt thần kinh và “sự linh hoạt về nhận thức”.
Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng chuyển đổi giữa hai khái niệm hoặc ý tưởng khác nhau một cách nhanh chóng. Đồng thời, có thể suy nghĩ rõ ràng về nhiều khái niệm cùng một lúc. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là, những kỹ năng khác ngoài việc học ngôn ngữ thì sao?


Một nghiên cứu được xuất bản năm 2022 trên tạp chí Current Biology gợi ý rằng, trẻ em và người lớn thể hiện sự khác biệt trong một chất truyền tin trong não được gọi là axit gamma-aminobutyric (GABA).
Nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ em có “sự gia tăng nhanh chóng của GABA” khi chúng tham gia đào tạo trực quan và việc học này vẫn tiếp tục ngay cả khi quá trình đào tạo kết thúc.
Trong khi đó, nồng độ GABA ở người lớn không thay đổi. Do đó, nghiên cứu ủng hộ ý kiến cho rằng, trẻ em có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới nhanh hơn người lớn.

Takeo Watanabe, Brown Universi [IMAGE] | EurekAlert! Science News Releases


Takeo Watanabe - đồng tác giả của nghiên cứu và là Giáo sư về khoa học nhận thức, ngôn ngữ, tâm lý tại Trường Đại học Brown (Mỹ) - cho biết:

“Kết quả của chúng tôi cho thấy, trẻ em ở độ tuổi tiểu học có thể học được nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định so với người lớn. Nhờ đó, việc học tập ở trẻ em thường có hiệu quả hơn”.


Tuy nhiên, để học nhanh, trẻ cũng cần được hỗ trợ, hướng dẫn và tiếp cận với các tài liệu học tập phù hợp. Theo bà Ravenscroft, trẻ em có khả năng học hỏi nhanh chóng.
Tuy nhiên, chúng sẽ gặp phải những thách thức nếu không được hỗ trợ tốt bởi những người lớn quan tâm, định hình môi trường và trải nghiệm cho trẻ.

Mách mẹ 5 mẹo dạy bé nói năng lưu loát và logic • KidsUP Việt Nam


“Thời gian tốt nhất để học là càng sớm càng tốt. Việc đọc sách cho bé mang lại trải nghiệm gắn kết chia sẻ, tuyệt vời bên cạnh việc mang đến tình yêu ngôn ngữ. Đồng thời, đảm bảo các kết nối được tạo ra trong não trẻ sơ sinh”, nhà nghiên cứu Ravenscroft chia sẻ.


Cũng theo chuyên gia này, từ sơ sinh đến 5 tuổi là một “giai đoạn quan trọng” đối với trẻ em. Trong những năm đầu đời này, bộ não của trẻ “bận rộn” hơn nhiều so với người lớn.
Bởi, trẻ không ngừng học hỏi và tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận cũng như điều hướng tình huống. Do đó, khả năng học và hiểu của trẻ có liên quan đến những tương tác này


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng